Business (Kinh doanh): Xoay quanh các vấn đề về sự vận hành của doanh nghiệp. Ngành kinh doanh không nhất thiết phải dựa trên nguyên lý , không nhất thiết phải đúng hay sai.

Kinh doanh là một ngành học rộng, bạn sẽ được giới thiệu các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh và vai trò chính trong kinh doanh. Ngành học phổ biến nhất trong lĩnh vực này là “ Quản trị kinh doanh” (Business Management), tuy nhiên sinh viên theo học ngành này thì nên kết hợp học thêm các khóa học chuyên ngành hẹp và chuyên sâu hơn như: Marketing, Kế toán, Tài chính, Nhân sự, logistics .... bởi vì các nhà tuyển dụng vẫn thích một bằng cấp cụ thể hơn là quá chung chung. Sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy khóa học này ở bất cứ trường nào và bất cứ quốc gia nào trên thế giới nên vì vậy sinh viên cần phải cân nhắc đến các yếu tố học phí, học bổng, cơ sở vật chất của trường và điều kiện tuyển sinh phù hợp với bản thân.

Chương trình MBA (Thạc sỹ quản trị kinh doanh) là khóa học vô cùng phổ biến. Ngoài lý do học kiến thức và kỹ năng, các khóa học MBA còn là cơ hội để gặp gỡ và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh tiềm năng

Một số ngành liên quan: Business Administration, International Business, International Commerce, Leadership, Finance & Banking,

Economics (Kinh tế học): Học kinh tế học là học về cách thức vận hành của nền kinh tế, nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm. Kinh tế học là một ngành học rộng và cũng là một chủ đề liên ngành kết hợp với các bộ môn như chính trị, tâm lý học, luật, xã hội, địa lý và lịch sử ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chúng ta thường nghe đến những cụm từ lạm phát, tốc độ tăng trưởng, GDP... đây là những chủ thể nghiên cứu của kinh tế học.

Cũng có thể nói kinh tế học là một bộ môn khoa học.

Một số ngành học liên quan: Project Management, Economics, International Economics, Industrial Economic

Lựa chọn học Kinh doanh hay Kinh tế?

Trong khi các khóa học kinh doanh được đánh giá cao ở Mỹ thì khóa học kinh tế lại rất phổ biến ở Châu Âu.

1. Du học ngành kinh doanh sẽ giúp sinh viên được chuẩn bị trước về những thách thức sẽ phải đối mặt trong thương trường ở thế kỷ 21 vốn chịu sự tác động của công nghệ và các đợt khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và các yếu tố ngoài như: xã hội hay khách hàng lên doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp để thay đổi và duy trì sự phát triển.

2. Du học ngành kinh tế: Kinh tế học là môn học đòi hỏi sự chăm chỉ, sinh viên không chỉ học về chính sách tài khóa và tiền tệ mà còn áp dụng những nguyên lý kinh tế vào tình huống thực tế.

Các nhà tuyển dụng dành sự quan tâm lớn đến bằng kinh tế học, do đó sau khi tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng tìm việc làm ở nhiều ngành nghề như ngân hàng, tài chính, báo chí, sư phạm, chính trị...

Cho dù bạn lựa chọn Kinh doanh hay Kinh tế, một điều quan trọng phải đảm bảo đó là bạn theo học ở một trường có uy tín và có mối liên hệ chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Đây sẽ là cơ hội lớn để các bạn xin thực tập, xin việc sau khi tốt nghiệp.

(Tổng hợp từ nguồn: Hotcourse, Wikipedia, summerocean)